Có Nên Làm Phòng Bếp Cạnh Phòng Khách?

 

Theo phong thủy, bếp thuộc Hỏa, nấu ăn tạo ra nhiều khói và dầu mỡ nên thường đặt ở cuối nhà, tách riêng với các không gian khác. Tuy nhiên hiện nay các ngôi nhà hiện đại, đặc biệt chung cư thường có xu hướng thiết kế phòng khách và bếp thông nhau. Đây là vấn đề còn khá nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau, hãy cùng Thanh Việt làm rõ vấn đề này nhé!

I. Có nên thiết kế phòng bếp và phòng khách thông nhau không?

Mô hình nhà ở căn hộ hay nhà ống có diện tích khiêm tốn ngày càng trở nên phổ biến cũng là nguyên nhân chính thúc đẩy sự phát triển của hình thức bố trí phòng khách liền bếp lại trở thành giải pháp không gian vô cùng thông minh và tiện nghi. Bởi thiết kế phòng khách liền nhà bếp sẽ tạo nên sự xuyên suốt cho ngôi nhà, đem đến cảm giác không gian như có chiều sâu hơn và được nới rộng hơn so với diện tích thật của chúng

Nếu như phòng khách được ví như là “ trái tim” của ngôi nhà thì phòng bếp chính là không gian “giữ lửa” hạnh phúc. Việc sắp và bố trí căn phòng như thế nào phù hợp luôn nhận được sự quan tâm của chủ nhân. Không chỉ tập trung vào sự tiện nghi, yếu tố phong thủy của phòng bếp và khách là điều được chú ý. Tránh phạm phải các điều cấm kỵ, ảnh hưởng đến tài vận của các thành viên trong gia đình.

Chính vì thế, phòng khách và nhà bếp là nơi có nhiều nguồn năng lượng tích cực của ngôi nhà. Như vậy, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người mà quyết định có nên xây phòng bếp và phòng khách thông nhau hay không. Trong trường hợp thiết kế thông nhau thì gia chủ cũng cần chú ý một số nguyên tắc nhất định để giúp không gian được hài hòa, tránh lỗi phong thủy nghiêm trọng.

II. Những lưu ý khi thiết kế phòng khách liền bếp

1. Thống nhất trong phong cách thiết kế

Không chỉ riêng đối với thiết kế phòng khách liền bếp, việc chọn phong cách thiết kế là điều vô cùng quan trọng giúp mang lại vẻ đẹp hài hòa, đồng nhất cho không gian sinh hoạt. Sự đồng nhất này thể hiện ở màu sắc, nội thất và phong cách thiết kế. Chính sự thống nhất trong phong cách thiết kế tạo nên sự sang trọng, tinh tế.

2. Bố trí hệ thống ánh sáng khoa học

Tuy nhiên việc bố trí hệ thống ánh sáng đèn khoa học, hợp lý sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà, cũng như góp phần tạo cảm giác không gian thoáng đãng, dễ chịu trong sinh hoạt. Một vài gợi ý nếu như muốn tạo điểm nhấn ở một không gian nào đó, hãy chọn thiết bị có mức sáng vượt trội một chút, hoặc nếu như muốn chiếu sáng một đồ vật thì hãy sử dụng những kiểu dáng như đèn tường hoặc đèn hắt.

Thiết kế phòng khách liền bếp sẽ giúp cho ánh sáng từ mặt tiền phân bổ đều và đầy đủ từ không gian tiếp khách cho đến không gian ăn uống, bạn nghĩ sao nếu căn phòng bếp và khách của gia đình mình luôn thông thoáng và đẹp mắt.

3. Lựa chọn nội thất cùng tone màu

Bên cạnh việc lựa chọn màu sơn tường để phân chia không gian phòng khách bếp, thì màu sắc nội thất cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp đồng nhất, hài hòa cho tổng thể ngôi nhà. Điều quan trọng trong kiểu thiết kế này là màu sắc giữa hai phòng phải thật đồng đều, kết hợp hài hòa với nhau. Thanh Việt khuyên bạn nên chọn các tông màu sáng hoặc trung tính làm chủ đạo sẽ giúp tạo cảm giác không gian trở nên rộng hơn so với diện tích thực tế.

4. Chú ý yếu tố phong thủy

Phong thủy cũng là yếu tố khá quan trọng nếu như bạn muốn kết hợp giữa phòng khách và phòng bếp vừa thuận mắt mà còn có nhiều vượng khí. Có kiêng có lành, hãy cố gắng tìm hiểu để tránh những điều cấm kỵ không đáng có gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản hay đường sự nghiệp của những thành viên trong gia đình.

 5. Xử lý mùi khi nấu ăn

Khi nhà bếp liền phòng khách thì các mùi thức ăn, dầu mỡ sẽ bay sang phòng khách. Vì vậy cần có biện pháp khử mùi thoáng khí phù hợp. Việc thiết kế hệ thống hút mùi hoặc khử mùi và thông gió tốt cho không gian nhà bếp là lựa chọn hàng đầu giúp cho không gian thông thoáng, ngăn nắp cho phòng bếp. Ngoài ra bạn có thể sử dụng cây xanh, cửa số để giải quyết vấn đề này. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

III. Ưu & nhược điểm khi bố trí phòng khách liền bếp

Ưu điểm:

  • Giúp tiết kiệm và tối ưu diện tích căn hộ đối với những không gian nhỏ hẹp, gia tăng diện tích sử dụng cho ngôi nhà.

  • Tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi hơn.

  • Kết nối không gian, tối giản và đồng bộ nội thất giúp ngôi nhà luôn giữ được sự gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ.

  • Tiết kiệm chi phí xây dựng, giảm thiểu tiêu thụ điện năng.

  • Mang lại diện mạo thời thượng, tinh tế cho không gian sống hiện đại.

  • Thiết kế nội thất phòng khách liền bếp giúp kết nối các thành viên trong gia đình

Nhược điểm: 

  • Việc thiết kế bếp liền kề với phòng khách rất tiện lợi cho việc nấu nướng cũng như trang trí, làm đẹp. Tuy nhiên khi nấu ăn trong bếp sẽ ám mùi ra cả phòng khách. Như vậy đôi khi sẽ khiến chúng ta khó chịu vì khử mùi thức ăn

  • Một số khó khăn của việc bố trí sàn mở cho nhà bếp có thể đến từ thách thức kiến ​​trúc trong việc dỡ bỏ các bức tường, thêm hệ thống ống nước và hệ thống dây điện mới nếu chúng không được thiết kế ngay từ đầu.

  • Thông thường gian bếp nấu ăn thường là một không gian khá là lộn xộn với nồi, xoong, chảo, dụng cụ bếp….Còn phòng khách thường là không gian ngăn nắp, dễ chịu, thoải mái. Nên như vậy sẽ gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến bộ mặt chung của ngôi nhà.

Ngoài ra, với những gia đình có thói quen sinh hoạt truyền thống, đề cao tính riêng tư thì thiết kế mở là một thách thức về sự thay đổi và hòa nhập.

Nếu bạn cũng muốn sở hữu không gian nội thất đẹp theo sở thích riêng, cùng với các phương án bố trí nội thất tối ưu, dẫn đầu xu hướng thì hãy liên hệ ngay với Thanh Việt để được tư vấn chi tiết và miễn phí nhé!

Yêu cầu tư vấn

Hotline

0938 795 888

Email

sales@thanhvietcorp.vn