Điểm danh những nét độc đáo trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp – Industrial chính là phong cách thiết kế dễ dàng bắt gặp trong quán café, homestay hay nhà ở hiện nay. Phong cách này mang nhiều ưu điểm vượt trội nhưng vẫn mang đến cho bạn những nét cá tính, độc đáo riêng biệt. Nếu như bạn là người yêu thích sự đơn giản, bụi phủi thì chắc chắn đây là phong cách dành cho bạn. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây để chắt lọc cho mình kinh nghiệm và cách thiết kế độc đáo nhất.

Nguồn gốc của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Phong cách Industrial được xuất hiện vào đầu những năm của thế kỷ 20, hay nói cách khác là sau cuộc cách mạng tại Châu Âu suy thoái nghiêm trọng. Người dân đã tận dụng và tái chế những xưởng công nghiệp bỏ hoang. Những thiết kế ban đầu khá đơn giản và thô sơ. Tuy nhiên lâu dần các kiến trúc sư đã thêm, bớt một vài chi tiết để đáp ứng nhu cầu của con người cũng như thích hợp với nền công nghiệp hiện đại hóa bây giờ.

Từ chính những nét đẹp hoang sơ, đơn giản đó kết hợp cùng sự tiện nghi, thông minh đã đem lại phong cách Industrial độc đáo cho cuộc sống hằng ngày. Hiện nay phong cách này được nhiều người lựa chọn áp dụng vào không gian văn phòng, quán cafe. 

Phong-cach-thiet-ke-noi-that-cong-nghiep

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Những đặc điểm khác biệt của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Chi tiết trần trụi giữa không gian của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Phong cách công nghiệp thường rất chú trọng đến những chi tiết thiết kế đơn giản, để lộ nhiều vật dụng hơn. Cụ thể hơn đó là những viên gạch cũ kỹ, đường ống kim loại, mảnh đá thô ráp lại với nhau hay những chiếc cửa sổ trần trụi, phong trần,…

Những chi tiết thô sơ được mô phỏng lại từ những khu công nghiệp xuống cấp và bỏ hoang mang lại sự chân thật, gần gũi nhưng không mất đi sự tinh tế, hiện đại.

Nguyên liệu trong thiết kế phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Nổi trội của phong cách thiết kế này là đề cao sự tối giản, thoải mái. Khi nhìn vào phong cách Industrial các bạn sẽ thấy những chiếc bàn gỗ thô, kệ gỗ, tủ gỗ bởi vì những màu sắc tự nhiên này mang lại giá trị thẩm mỹ cao, tinh tế.

Phong-cach-thiet-ke-noi-that-cong-nghiep

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Ngoài chất liệu gỗ các bạn cũng có thể sử dụng chất liệu thép, sắt cho một vài chi tiết để tạo điểm nhấn cũng như tạo nét cá tính cho sự sáng tạo của mình. Một không gian nhà tinh tế, hiện đại theo phong cách này chính là tối ưu hóa những nội thất đơn giản cũng như cách bài trí hợp lý.

Những chi tiết đơn giản của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Những chi tiết, nội thất của phong cách công nghiệp này đều mang dáng vẻ thô mộc, đơn sơ nhưng mang đầy ẩn ý, nét ẩn dụ. Các yếu tố trong thiết kế công nghiệp dù đơn giản nhưng khá mạnh mẽ tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều chi tiết trang trí. Gia chủ chỉ cần nổi bật một số vị trí, một số khu vực ở trung tâm để tạo ra cá tính sở thích riêng. Cụ thể như: một chiếc xe đạp mô hình trên tường, những chiếc ghế đẩu bằng thép trong nhà bếp,…

Không gian mở của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Bất kỳ gia chủ nào cũng mong muốn được sống trong một ngôi nhà có đầy đủ, tiện nghi nhưng vẫn phải có nhiều yếu tố tự nhiên nhất. Yếu tố này chính là bản chất của phong cách thiết kế công nghiệp bởi vì nguồn gốc của phong cách này chính là từ những không gian rộng lớn của nhà máy.

Phong-cach-thiet-ke-noi-that-cong-nghiep-2

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Khi đem những thiết kế của nhà xưởng cũ vào phong cách này để tối ưu sẽ chính là tạo nên những mảng tường cao, cửa sổ trần, mảng kính trong suốt,…Đối với những căn phòng đa chức năng như phòng khách, phòng ăn, phòng bếp,…cần xóa bỏ mọi ranh giới cũng như nếu có thì là ranh giới mở không cố định như bê tông. Điểm thu trọn thiên nhiên, cây xanh là một không gian khá cần thiết và không thể thiếu trong phong cách thiết kế này.

Màu sắc chủ đạo trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Những màu sắc chủ đạo thường được dùng trong phong cách thiết kế công nghiệp là trắng, xanh navy, đen, xám, gỗ nâu sậm,…Những gam màu trung tính này tạo nên sự cứng cáp xen lẫn đơn sơ, mộc mạc mà vẫn đảm bảo sự độc đáo, thú vị. Nếu như bạn không thích những tông màu trên thì có thể sử dụng gam màu ấm áp. Mặc dù yêu thích nhưng khách hàng cần lưu ý để tránh lạm dụng quá gây ra tác dụng ngược.

Như vậy trên đây là những đặc điểm cơ bản của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp, đặc biệt không cần quá cầu kỳ và tỷ mỷ để mang lại nét đẹp đơn giản và tinh tế. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ mang lại nhiều hỗ trợ bạn. 

Yêu cầu tư vấn

Hotline

0938 795 888

Email

sales@thanhvietcorp.vn