Ngày nay, con người ngày càng có nhu cầu cao trong việc trải nghiệm và sống trong ngôi nhà đẹp. Điều này khiến nhiều người có cái nhìn khắt khe hơn và đòi hỏi nhiều hơn ở những phong cách thiết kế nội thất. Trong bài viết dưới đây, cùng Thanh Viet Interior tìm hiểu top 5 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất năm 2023.
1. Phong cách thiết kế nội thất Traditional
1.1. Lịch sử hình thành
Phong cách Traditional bắt nguồn từ truyền thống thiết kế nội thất của các nước châu Âu vào khoảng thế kỷ 18 và 19 và nổi bật tại Anh và Pháp. Đến thế kỷ 20, phong cách Traditional thực sự nổi bật và lan dần ra toàn thế giới. Phong cách Traditional được biết đến với vẻ đẹp trang nhã và sang trọng nhưng vẫn vô cùng thoải mái. Vẻ truyền thống đến từ những thiết kế tại miền đông quê của Anh và Pháp được thể hiện rõ trong kết cấu, màu sắc, nội thất trang trí…
1.2. Những yếu tố chính tạo nên phong cách nội thất Traditional
Tính đối xứng: Tính đối xứng trong phong cách Traditional là sự sắp đặt các yếu tố nội thất đối xứng. Việc sử dụng tính đối xứng giúp tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong không gian nội thất, làm cho không gian trở nên trang trọng và lịch sự hơn.
Phong cách thiết kế nội thất Traditional
Màu sắc trung tính: Những dải màu trung tính chính là một trong những điển hình của phong cách Traditional. Một số tông màu thường được ưa chuộng trong phong cách này là đen, trắng ngà, xám, be,… với mục đích làm nổi bật những món đồ nội thất trong nhà. Mặt khác, để duy trì tính nhất quán cho toàn bộ không gian, bạn vẫn có thể ứng dụng từ 4 đến 5 màu cùng sắc thái để tạo được độ hài hòa, nhẹ nhàng cho toàn bộ không gian.
Đồ nội thất tinh xảo: Phong cách trang trí nội thất Traditional được thể hiện bằng những nét vẽ hoành tráng của đèn chùm, tủ sách lớn, đèn bàn. Hay là chi tiết sàn cổ điển, chân bàn, ghế, tủ được bo tròn, có tay vịn; đèn treo tường, gương; v.v.
Phụ kiện: Phụ kiện được sử dụng trong phong cách Traditional là tác phẩm nghệ thuật cổ điển như chân dung; tranh vẽ; cảnh thiên nhiên; cảnh lịch sử và nghệ thuật đương đại thời trung cổ có thể được treo rất lớn. Ngoài ra, rèm cửa dày và những tấm thảm, khăn được dệt tinh xảo được xem là điểm đặc trưng không thể thiếu của phong cách Traditional.
Phong cách thiết kế nội thất Traditional
> Xem ngay: Thiết Kế Nội Thất Biệt Thự Mimosa Ecopark 300m2 Phong Cách Traditional
2. Phong cách thiết kế nội thất Farmhouse
2.1. Lịch sử hình thành
Phong cách Farmhouse bắt nguồn từ thế kỷ 16, 17 tại những trang trại lớn tại Châu Âu. Thời điểm đó nhu cầu xây nhà làm nơi ở cho những người nông dân trở nên rầm rộ. Vào những năm 1700, việc xây dựng những ngôi nhà kiên cố đã lan rộng đến những trang trại lớn tại Mỹ. Từ đó, phong cách Farmhouse được lan truyền và phổ biến đến ngày nay. Nó được xem là một trong những phong cách nổi bật được nhiều người ưa chuộng với sự tối giản, mộc mạc mang đậm hương vị đồng quê.
2.2. Những yếu tố chính tạo nên phong cách thiết kế nội thất Farmhouse
Tập trung vào gian bếp: Xuất phát ban đầu của phong cách Farmhouse là tối ưu công năng của gian bếp phục vụ đời sống sinh hoạt tại nông trại. Chính vì thế, gian bếp trong phong cách Farmhouse được xem như trái tim của ngôi nhà. Bồn rửa, vòi nước hay tủ bếp đều được trang trí tinh xảo. Đồng thời, những căn bếp thường có hướng ra sân vườn và được bố trí nhiều chậu cây tạo cảm giác bình yên và thư thái.
Thiết kế nội thất phong cách Farmhouse
Màu sắc chủ đạo: Gam màu chủ đạo được sử dụng trong phong cách Farmhouse là trắng, xám, be hay những màu pastel nhẹ nhàng. Đây là những màu sắc tạo nên nét nhẹ nhàng và thư thái.
Đồ nội thất: Căn hộ phong cách Farmhouse thường sử dụng đồ nội thất cổ điển, thiết kế đơn giản, mộc mạc. Những chiếc bàn gỗ lớn, chiếc ghế dài, tủ đứng được giữ nguyên độ sần sùi ban đầu, mang vẻ đẹp tự nhiên vốn có với các chi tiết sờn cũ rất được ưa chuộng.
Họa tiết trang trí: Loại chất liệu được ưu tiên sử dụng để làm rèm cửa hay bọc đệm thường là các loại vải thô, vải linen có họa tiết hoa lá để tạo cảm giác thoải mái. Đây cũng là điểm nhấn cho không gian căn phòng thêm gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm giác thân thuộc.
> Xem ngay: Thiết Kế Nội Thất Biệt Thự 250m2 Phong Cách Modern Farmhouse
3. Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu
3.1. Lịch sử hình thành
Phong cách thiết kế Bắc Âu là một phong trào thiết kế đặc trưng bởi sự tối giản mà độc đáo. Nó được biết đến ở đầu thế kỷ 20, và sau đó phát triển mạnh mẽ vào những năm 1950 trên khắp 5 quốc gia Bắc Âu gồm: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch và Iceland. Phong cách Bắc Âu được biết đến với 3 đặc điểm nổi bật: đơn giản trong thiết kế, tinh tế trong cảm giác và tiện nghi khi sử dụng. Chính bởi điều này mà nó rất được ưa chuộng trong năm 2023.
Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu
3.2. Những yếu tố chính tạo nên phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu
Chất liệu: Gỗ là chất liệu luôn được xuất hiện trong kiến trúc Bắc Âu. Nó thường được dụng trong đồ nội thất, đồ trang trí hay làm cột nhà, dầm ngang tạo cảm giác cổ xưa.
Đồ nội thất: Với phong cách Bắc Âu, những chiếc Folding style wooden chair hoặc các bộ sofa rộng, to làm điểm nhấn.
Màu sắc chủ đạo: Màu sắc chủ đạo trong phong cách Bắc Âu là màu trắng hoặc các màu sắc trung tính. Hiệu quả phản chiếu ánh sáng được tối ưu do mùa đông thường không có ánh nắng.
Các yếu tố trang trí: Các loại vật dụng có nguồn gốc thiên nhiên như các loại tre đan, mây đang được ưa chuộng trong các thiết kế nội thất phong cách Bắc Âu. Ngoài ra, cây xanh cũng quan trọng trong phong cách này, giúp căn phòng bớt cảm giác ngộp.
4. Phong cách thiết kế nội thất Tân Cổ Điển
4.1. Lịch sử hình thành
Phong cách tân cổ điển là một phong cách được “cách tân” từ phong cách cổ điển. Thời kỳ đỉnh cao của phong cách này diễn ra trong suốt thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX.
4.2. Những yếu tố chính tạo nên phong cách thiết kế nội thất Tân Cổ Điển
Không gian sang trọng: Không gian ở phong cách Tân Cổ Điển sẽ được phân chia thành từng ô, từng mảng và tuân theo nguyên tắc “tỷ lệ vàng”. Với bố cục phân chia chặt chẽ, mọi không gian trong căn nhà sẽ đảm bảo được sự tinh tế và hài hòa nhất.
Thiết kế nội thất Tân cổ điển
Màu chủ đạo: Những gam màu thiên hướng nhẹ nhàng, trang nhã nhưng vẫn tạo được cảm giác sang trọng, quý phái như trắng, kem, vàng nhạt, xám, nâu, đỏ rượu vang, xanh rêu… được ưa chuộng nhất.
Họa tiết hoa văn, phào chỉ cầu kỳ: Phong cách Tân Cổ Điển chú trọng vào những điểm nhấn trên tường, trần hơn là việc phối màu. Cách đơn giản nhất để nhận biết phong cách tân cổ điển là hãy nhìn vào những bức tường. Đường phào chỉ được chạm khắc uốn lượn mềm mại, bo góc tinh tế chính là điểm khiến ta dễ nhận ra nhất.
Chất liệu nội thất cao cấp: Các chất liệu cao cấp là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của phong cách này. Nó có thể là gỗ tự nhiên, đá thiên nhiên, da thú, gấm lụa… với tính thẩm mỹ cao cùng sự bền đẹp theo thời gian.
> Xem ngay: Thiết Kế Nội Thất Biệt Thự Vinhomes Harmony Phong Cách Tân Cổ Điển
5. Phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản
5.1. Lịch sử hình thành
Ngay từ khi xuất hiện vào đầu năm thứ 7 trước Công Nguyên, các thiết kế nhà truyền thống bằng gỗ và sàn đất tạo ra ấn tượng mạnh mẽ tại Nhật Bản. Sau thế chiến thứ hai, phong cách Nhật Bản có sự chuyển mình, thay vào đó là những thiết kế nội thất hiện đại hơn. Những công trình tại Nhật có sự mới lạ nhưng thực tế khi tận dụng nhiều những vật dụng có sẵn. Phát triển dần đến ngày nay, phong cách thiết kế Nhật Bản đã phổ biến trên toàn thế giới với vẻ đẹp đơn giản mà tinh tế, giữ lại được bản chất truyền thống quen thuộc.
Phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản
5.2. Những yếu tố chính tạo nên phong cách thiết kế Nhật Bản
Tối ưu hóa không gian sống: Với những căn hộ có giới hạn diện tích, lựa chọn phong cách thiết kế Nhật Bản là vô cùng phù hợp. Với việc sử dụng đồ nội thất thông minh, gọn gàng, không gian sống như được mở rộng ra, tối ưu, hiện đại và tinh tế.
Màu chủ đạo: Tông màu sử dụng trong phong cách Nhật Bản được đơn giản hóa với màu tự nhiên như màu nâu của gỗ, màu xám từ gạch ốp hoặc màu xanh của cây nhằm đem đến khoảng không đầy sức sống,…
Chất liệu thân thiện: Một điểm nhấn ở phong cách Nhật Bản chính là sử dụng các vật liệu thân thiện như gỗ. Gỗ các loại cây như thông, tuyết tùng, bách… thường là nguyên liệu chính để làm ra những vật dụng, đồ trang trí độc đáo. Đồ nội thất trong căn nhà phong cách Nhật Bản cũng tận dụng gỗ tối đa như bàn ghế, cửa lùa gỗ kiểu Nhật, nền nhà,…
Không gian sống xanh: Một trong những đặc điểm dễ thấy trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản chính là sự thông thoáng và không bao giờ thiếu bóng của thiên nhiên vào trong thiết kế. Những chậu cây nhỏ xinh, những chậu bonsai hay những bộ bàn trà bệt xuất hiện trong căn nhà giúp cảm nhận được không gian sống xanh giữa thành phố nhộn nhịp.
> Xem ngay: Thiết Kế Nội Thất Quán Trà Đạo Phong Cách Nhật Bản
Trên đây là 5 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất năm 2023 mà Thanh Viet Interior muốn gửi đến quý khách hàng. Hy vọng những thông tin trên sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về xu hướng thiết kế trong năm nay. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế, thi công nội thất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kiến trúc sư lành nghề, Thanh Viet Interior tự tin làm hài lòng tất cả khách hàng.