Các loại gỗ công nghiệp thường được dùng để sản xuất nội thất

Ngày nay, gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất, đặc biệt là những ngôi nhà mang phong cách hiện đại. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp có ưu, nhược điểm gì mà lại được yêu thích như vậy. Hãy cùng Thanh Việt tìm hiểu nhé!

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là loại gỗ có chứa thành phần gỗ tự nhiên nhưng được tạo ra bằng phương pháp công nghiệp, nhân tạo. Thành phần gỗ có thể ở dạng bột, sợi, dăm, thanh gỗ, lạng gỗ…được tạo độ kết dính bởi chất keo chuyên dụng, kết hợp với các hóa chất phụ gia khác. Sau đó được ép, dập, đúc…để tạo thành các tấm gỗ tiêu chuẩn.

Không có mô tả.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến

MFC, MDF và HDF là ba loại gỗ công nghiệp khá phổ biến trên thị trường, dùng trong thiết kế nội thất , tuy chúng đều là gỗ công nghiệp nhưng lại có những tính chất và đặc điểm cấu tạo không giống nhau, cho nên thành phẩm làm ra cũng có sự khác biệt.

Không có mô tả.

MFC, MDF và HDF là ba loại gỗ công nghiệp khá phổ biến trên thị trường

 1/ Gỗ công nghiệp MFC

Cấu tạo: Ván gỗ dăm phủ lớp nhựa Melamine lên bề mặt.

Tính chất: Bề mặt chống chầy xước, chịu nhiệt tương đối tốt. Phủ Melamine 1 mặt và 2 mặt. Loại chống ẩm thường có lõi gỗ màu xanh.

Ứng dụng: Gia công đồ nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng. Nhược điểm là hạn chế trong tạo dáng sản phẩm, xử lý cạnh và ghép nối. Cạnh chủ yếu hoàn thiện bằng nẹp nhựa sử dụng máy dán cạnh chuyên dụng.

 Không có mô tả.

Cốt gỗ ván dăm MFC

 2/ Gỗ công nghiệp MDF

Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo qui cách.

Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ gia công. Bề mặt có độ phẳng mịn cao. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh lá hơi lá cây.

Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ lớp bề mặt Melamin, Laminate, Acrylic, Veneer…các loại sơn.

Không có mô tả.

Cốt gỗ MDF loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây

3/ Gỗ công nghiệp HDF

Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường với độ ép rất cao.

Tính chất: Không nứt, không co ngót, rất cứng, chịu nhiệt khá tốt.

Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất cao cấp, làm cốt ván sàn gỗ công nghiệp …

Không có mô tả.

Cấu tạo cốt gỗ HDF

Các loại gỗ công nghiệp gồm những loại nào?

Tùy thuộc vào cách làm của gỗ công nghiệp mà người ta chia loại gỗ này thành 4 nhóm chính như sau:

  • Nhóm 1: Gỗ ép hay còn gọi là ván ép. Quy trình làm là dùng các bột gỗ, sợi gỗ, ván dăm trộn với keo dính, chất phụ gia, tẩm hóa chất chống mối mọt và ép thành tấm ở áp suất cao.
  • Nhóm 2: Gỗ dán hay còn gọi là Plywood. Quy trình làm là xẻ gỗ tự nhiên thành các lớp gỗ mỏng như tờ giấy. Sau đó dán ép các lớp gỗ mỏng thành một tấm gỗ có độ dày như mong muốn.
  • Nhóm 3: Gỗ ghép là 1 tấm gỗ được ghép thanh hoặc hoặc ghép các cục gỗ lại với nhau bằng mộng hoặc keo dính. Gỗ ghép có thể được ghép từ gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên nhưng đều được xử lý chống thấm nước, mối mọt cong vênh. Ứng dụng của gỗ ghép thường được dùng làm sàn nhà, hoặc làm các đồ nội thất trang trí khác. 
  • Nhóm 4: Gỗ được gọi theo tên của các bề mặt phủ như: Gỗ Veneer, Melamine, Laminate, Acrylic…

Không có mô tả.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp.

Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau.

Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.

Thời gian thi công sản xuất nhanh: gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…

Phù hợp với phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.

Không có mô tả.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp

Độ bền, độ dẻo dai kém hơn gỗ tự nhiên: Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền bằng gỗ tự nhiên nhưng ngày nay khác với thời xưa đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của từng người, độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm, nếu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao.

Về thẩm mỹ của gỗ công nghiệp là thiếu độ bóng tự nhiên, các vân gỗ đồng đều thiếu tính cá biệt hóa và độ sang trọng, ấm áp kém hơn gỗ tự nhiên. Bề mặt gỗ dễ bị trầy xước và khó xóa hơn so với gỗ tự nhiên bị trầy sau thời gian.

Mặt khác, gỗ công nghiệp do sử dụng thêm các hóa chất liên kết, dán keo, phun sơn nên thường có mùi hóa chất độc hại hơn so với hương thơm tự nhiên, không hóa chất của gỗ tự nhiên.

 

 

Yêu cầu tư vấn

Hotline

0938 795 888

Email

sales@thanhvietcorp.vn