Bạn đang tìm kiếm phong cách thiết kế nội thất cho căn hộ chung cư của mình? Hay, bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về phong cách thiết kế Transitional. Và dù là yêu cầu nào thì bài viết này chắc chắn sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn. Hãy cùng Thanh Việt tìm hiểu chi tiết hơn ngay bây giờ nhé!
1. Một số lưu ý khi thiết kế nội thất chung cư theo phong cách Transitional
Phong cách Transitional là sự kết nối giữa vẻ đẹp truyền thống và đương đại. Vì vậy, việc ứng dụng phong cách này vào thiết kế nội thất chung cư sẽ mang khá nhiều yêu cầu đặc biệt và sẽ xen kẽ giữa 2 phong cách trên. Vậy đó là những yêu cầu đặc biệt gì? Dưới đây là một số lưu ý về thiết kế nội thất chung cư phong cách chuyển tiếp mà bạn không nên bỏ qua:
Bảng màu trung tính nhẹ nhàng
Trong phong cách thiết kế Transitional, bảng màu chính là những gam màu trung tính như trắng ngà, xám, be, nâu nhạt,…. Đây đều là những màu sắc mang tới sự dịu nhẹ, thư giãn cho không gian. Tông màu chủ đạo còn giúp mở rộng không gian, đánh lừa thị giác của người xem. Với những căn hộ chung cư có diện tích vừa và nhỏ, đây sẽ là sự lựa chọn khá phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn có thể thêm một số điểm nhấn đặc biệt về màu sắc để không gian không bị nhàm chán. Đó sẽ là những gam màu có cùng sắc thái để tạo được sự hài hòa, đồng bộ. Bạn sẽ rất dễ nhận ra những điểm nhấn này xuất hiện ở thảm trải sàn, gối ôm hay những bức tranh ảnh treo tường,….
Đồ nội thất trong thiết kế Transitional
Như đã giới thiệu, phong cách thiết kế chuyển tiếp là sự giao hòa giữa vẻ truyền thống và đương đại. Và tất nhiên, đồ nội thất của nó cũng sẽ mang đặc trưng này. Sẽ thật lộn xộn nếu chúng ta không biết cách lựa chọn và phối hợp đồ nội thất của hai phong cách này với nhau. Đó sẽ là những món đồ nội thất tinh tế, đơn giản nhưng vẫn mang nét truyền thống. Hay đó có thể là sự xuất hiện của những đường cong mềm mại trên hình dáng của nội thất truyền thống. Đây cũng là những yêu cầu của phong cách Transitional.
Với thiết kế nội thất chung cư, bạn nên lựa chọn những món đồ đa năng để tiết kiệm tối đa nhất diện tích. Bên cạnh đó là lựa chọn những món đồ có kích thước hợp lý và có sự liên kết.
Họa tiết trong phong cách thiết kế chuyển tiếp
Những nét uốn cong mềm mại, tinh tế luôn xuất hiện trong thiết kế nội thất chung cư phong cách Transitional. Chúng mang tới cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn và vừa là một chút truyền thống, một chút đương đại. Bên cạnh đó, bạn cần tránh những chi tiết quá rườm rà, gây mất cân đối và khiến không gian trở nên chật chội. Thay vào đó là đặt những điểm nhấn vào các món đồ nhỏ như gối ôm, đèn, thảm trải sàn, cửa sổ,…. Không gian sẽ trở nên mới mẻ, độc đáo và thu hút hơn.
Chất liệu trong thiết kế nội thất chung cư phong cách Transitional
Có thể thấy, gỗ, vải, da lộn là những chất liệu xuất hiện chính trong phong cách thiết kế Transitional. Đây đều là những chất liệu tự nhiên, mang tới gần gũi, thoải mái. Bên cạnh đó, nó còn mang dáng vẻ của nét cũ kỹ, truyền thống và sự tươi mới của đương đại. Ngoài ra, đá tự nhiên, marble sẽ được sử dụng làm điểm nhấn đầy thú vị và tinh tế trong phong cách chuyển tiếp.
2. Gợi ý mẫu thiết kế nội thất chung cư phong cách chuyển tiếp
Với mỗi phong cách thiết kế nội thất, bạn sẽ có cái nhìn và những cảm nhận khác nhau. Vậy chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc liệu phong cách Transitional sẽ đem tới cho bạn những cảm xúc gì? Hay điều gì sẽ tạo nên sức hút riêng biệt cho phong cách này? Dưới đây là một mẫu thiết kế nội thất căn hộ chung cư theo phong cách thiết kế chuyển tiếp. Thanh Việt tin rằng nó sẽ mang tới cho bạn những rung cảm đặc biệt khi ngắm nhìn.
3. Đơn vị thiết kế nội thất chung cư phong cách Transitional
Bạn muốn đưa phong cách thiết kế Transitional vào trong căn hộ chung cư của mình? Nhưng bạn lại băn khoăn chưa biết sẽ đặt niềm tin vào đơn vị thiết kế và thi công nội thất nào. Với kinh nghiệm hơn 7 năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất, Thanh Việt tự tin sẽ mang tới một không gian chuyển tiếp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, Thanh Việt cũng tự hào là đơn vị dẫn đầu xu hướng thiết kế nội thất phong cách Farmhouse và phong cách Traditional. Đừng ngần ngại mà hãy để lại lời nhắn để đội ngũ kiến trúc sư Thanh Việt có thể trực tiếp tư vấn với bạn ngay bây giờ nhé!